Đền Dạ Trạch

Building in tỉnh Hưng Yên, Việt NamBản mẫu:SHORTDESC:Building in tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Đền Dạ Trạch
Đền Hóa
Thông tin chung
Địa điểmthôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Quốc giaViệt Nam

Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời.[1]

Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Trinh chỉ huy trùng tu đền.[2] Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu.[1]

Đền được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.[3]

Lễ hội

Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.[1]

  • Kiệu Chử Đồng Tử ở lễ hội Dạ Trạch
    Kiệu Chử Đồng Tử ở lễ hội Dạ Trạch
  • Ngai , bài vị đền Dạ Trạch , ở giữa là Chử Đồng Tử , 2 bên là Tiên Dung và Tây Cung
    Ngai , bài vị đền Dạ Trạch , ở giữa là Chử Đồng Tử , 2 bên là Tiên Dung và Tây Cung

Thông thường, sẽ có 2 phần đó là: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức theo nghi thức thờ cúng thần linh, thanh niên trai tráng trong làng sẽ dùng nhau rước kiệu. Còn về phần hội, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại đây, như trò đập niêu, đua thuyền, bịt mắt bắt dê,... Đây cũng là điểm thu hút giới trẻ gần xa đến với lễ hội Chử Đồng Tử.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Thanh Thủy (20 tháng 4 năm 2009), Truyền thuyết Đức thánh Chử và lễ hội Đền Hóa Dạ Trạch, Tạp chí Quê Hương Online
  2. ^ Nguyễn Hoàng Anh (28 tháng 12 năm 2010), Đền Hóa Dạ Trạch và Truyền thuyết Đức Thánh Chử Đồng Tử[liên kết hỏng], Website Hội Di sản Văn hóa Việt Nam & Tạp chí Thế giới Di sản
  3. ^ Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch - Hàm Tử - Bãi Sậy Lưu trữ 2013-08-14 tại Wayback Machine, Website Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hưng Yên.

Liên kết ngoài

  • Truyền thuyết Đức thánh Chử và lễ hội Đền Hóa Dạ Trạch, Tạp chí Quê Hương Online
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đền tại Việt Nam
Bắc bộ

Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Nam Bộ
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm