Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2023–2030

Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính tại Việt Nam 2023–2030 đề cập đến cuộc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp tại Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2023–2030.

Bối cảnh

Trong 5 năm từ 2016 đến 2021, đặc biệt là sau Đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính năm 2019–2021, Việt Nam đã giảm được 08 huyện (từ 713 xuống còn 705), giảm 563 xã, phường, thị trấn so với năm 2016 (từ 11.162 xuống còn 10.599). Tuy nhiên, số lượng ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp chưa đạt yêu cầu. Ngoài bốn huyện đảo, cù lao do có yếu tố đặc thù nằm biệt lập nên không thực hiện sắp xếp, mới chỉ tiến hành sắp xếp được 09/15 ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp. Sau sắp xếp, số lượng các ĐVHC cấp huyện chỉ giảm được 8/713 đơn vị (tỷ lệ giảm là 1,12%). Nhiều ĐVHC cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm quy định.[1]

Tháng 11 năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết, trong đó yêu cầu Bộ Nội vụ xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã có đủ điều kiện giai đoạn 2022–2025.[2] Đồng thời, Chính phủ cũng đã thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành.[3]

Tháng 9 năm 2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, trong đó đề cập đến việc "tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022 - 2030".[4]

Tháng 1 năm 2023, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 48-KL/TW về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, quá trình thực hiện phải phù hợp với quy hoạch tỉnh/thành phố, quy hoạch nông thôn/đô thị; cần xác định rõ đối tượng và lộ trình sắp xếp, bảo đảm sự đồng thuận của người dân; khuyến khích việc chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn; không bắt buộc sắp xếp đối với các đơn vị đã thực hiện sắp xếp giai đoạn trước, ổn định từ lâu, có vị trí biệt lập, có các yếu tố đặc thù và các xã đã được quy hoạch thành phường, thị trấn.[5]

Phương án và kết quả sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

Kết luận số 48-KL/TW ngày 30 tháng 1 năm 2023 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nêu quan điểm chỉ đạo về lộ trình như sau:

  • Đến năm 2025: Hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có cả diện tích tự nhiên và dân số dưới 70% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 20% và dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
  • Đến năm 2030: Hoàn thành sắp xếp đơn vị còn lại có cả diện tích tự nhiên và dân số dưới 100% quy định; đơn vị cấp huyện có diện tích tự nhiên dưới 30% và dân số dưới 200% quy định; đơn vị cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 30% và dân số dưới 300% quy định.[5]

Theo rà soát của các tỉnh, giai đoạn 2023–2025 có 33 huyện, thị xã và 1.327 xã, phường, thị trấn thuộc 58 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.

Tây Bắc Bộ

Tỉnh này dự kiến sáp nhập 2 xã Mường TùngSá Tổng của huyện Mường Chà vào thị xã Mường Lay và sáp nhập 3 xã Mường Mùn, Nà Tòng, Phình Sáng của huyện Tuần Giáo vào huyện Tủa Chùa.[6]

  • Thành phố Điện Biên Phủ: Dự kiến sáp nhập một phần các xã Thanh NưaThanh Luông của huyện Điện Biên vào phường Thanh Trường; sáp nhập một phần phường Thanh Trường vào phường Thanh Bình.
  • Huyện Điện Biên: Dự kiến sáp nhập xã Hua Thanh vào phần còn lại của xã Thanh Nưa.
  • Huyện Mường Chà: Dự kiến sáp nhập bản Na Sang (xã Na Sang) vào thị trấn Mường Chà.[7]

Tỉnh Lào Cai

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 1 xã thuộc diện sắp xếp.

  • Huyện Bắc Hà: Dự kiến sáp nhập xã Tà Chải vào thị trấn Bắc Hà.[8]

Tỉnh Sơn La

Tỉnh này dự kiến sáp nhập 4 xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Hát Lót, Mường Bon của huyện Mai Sơn vào thành phố Sơn La.[9]

  • Huyện Mộc Châu: Dự kiến thành lập thị xã Mộc Châu, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính từ 2 thị trấn và 13 xã thành 8 phường và 7 xã. Cụ thể, chia thị trấn Mộc Châu thành 2 phường: Mộc Lỵ và Mộc Sơn; chia thị trấn nông trường Mộc Châu thành 3 phường: Bình Minh, Thảo Nguyên, Cờ Đỏ; sáp nhập phần còn lại thị trấn nông trường Mộc Châu và một phần xã Phiêng Luông thành phường Vân Sơn; sáp nhập phần còn lại của xã Phiêng Luông và xã Hua Păng thành xã Chiềng Chung; thành lập phường Đông Sang từ một phần xã Đông Sang; sáp nhập phần còn lại của xã Đông Sang vào xã Chiềng Sơn; thành lập phường Mường Sang từ một phần xã Mường Sang; sáp nhập phần còn lại của xã Mường Sang vào các xã Chiềng Hắc, Chiềng Khừa và Chiềng Sơn; sáp nhập xã Tân Lập và xã Tân Hợp thành xã Tân Yên; sáp nhập xã Nà Mường, xã Tà Lại và xã Quy Hướng thành xã Đoàn Kết.
  • Huyện Phù Yên: Dự kiến sáp nhập 10 bản của xã Huy Bắc, 5 bản của xã Quang Huy và một phần diện tích xã Huy Hạ vào thị trấn Phù Yên; sáp nhập phần còn lại của xã Huy Bắc vào xã Huy Hạ; sáp nhập phần còn lại của xã Quang Huy vào xã Suối Tọ.[10][11]
  • Huyện Sông Mã: Dự kiến sáp nhập 9 bản của xã Nà Nghịu vào thị trấn Sông Mã.[12]
  • Huyện Thuận Châu: Dự kiến sáp nhập một phần các xã Chiềng Ly, Phổng Lăng vào thị trấn Thuận Châu; sáp nhập phần còn lại của các xã Chiềng Ly, Phổng Lăng và điều chỉnh một phần xã Chiềng Bôm thành xã Phổng Ly.[13]
  • Huyện Yên Châu: Dự kiến sáp nhập một phần xã Viêng Lán và xã Sặp Vạt vào thị trấn Yên Châu; sáp nhập một phần xã Viêng Lán vào các xã Sặp Vạt và Chiềng Pằn.[14]

Tỉnh Yên Bái

Tỉnh này dự kiến sáp nhập thị trấn Yên Bình và các xã Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng của huyện Yên Bình, một phần xã Y Can và các xã Bảo Hưng, Minh Quân, Vân Hội, Việt Cường của huyện Trấn Yên vào thành phố Yên Bái.[15]

Đông Bắc Bộ

Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh này có 38 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023–2030. Giai đoạn 2023–2025 sắp xếp 24 đơn vị; giai đoạn 2026–2030 sắp xếp 14 đơn vị.[16] Tỉnh cũng dự kiến sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang; sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ.[17]

Tỉnh Bắc Kạn

Tỉnh này dự kiến sáp nhập hai xã Cẩm Giàng và Mỹ Thanh của huyện Bạch Thông vào thành phố Bắc Kạn.[19]

Tỉnh Hà Giang

Tỉnh này dự kiến sáp nhập một phần các xã Đạo Đức, Kim Thạch, Phong Quang, Phú Linh của huyện Vị Xuyên vào thành phố Hà Giang.[20]

Tỉnh Lạng Sơn

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 6 xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập. Giai đoạn 2026–2030 có 6 xã, thị trấn.[21] Tỉnh dự kiến sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn và thành lập một số phường xã thuộc thành phố, trong đó sáp nhập toàn bộ xã Hợp Thành vào thị trấn Cao Lộc và thành lập phường Cao Lộc, thành lập phường Đồng Đăng trên cơ sở sáp nhập thị trấn Đồng Đăng và một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng; sáp nhập phần còn lại của các xã: Hồng Phong, Phú Xá vào xã Thụy Hùng; sáp nhập xã Mẫu Sơn vào xã Công Sơn.[22]

Tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ có 80 phường, xã thuộc diện sắp xếp.[23]

Tỉnh Quảng Ninh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 12 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập và 4 đơn vị thuộc diện khuyến khích.[8] Tỉnh Quảng Ninh dự kiến sáp nhập huyện Hải Hà vào thành phố Móng Cái.[24]

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thái Nguyên có 6 xã thuộc diện phải sắp xếp,[26] và thành lập một số thị trấn.[27]

Tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang có 2 xã thuộc diện sắp xếp.

Đồng bằng sông Hồng

Tỉnh Bắc Ninh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Bắc Ninh có 6 xã, phường thuộc diện sắp xếp.[35]

Tỉnh Hà Nam

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 19 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp:

Thành phố Hà Nội

Giai đoạn 2023–2025, Hà Nội có 176 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.[37][38]

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Hải Dương có tổng số 60 xã, phường, thị trấn phải sắp xếp, trong đó có 37 xã thuộc diện phải bắt buộc sắp xếp, sáp nhập, 23 xã liên quan liền kề.[55]

Thành phố Hải Phòng

Giai đoạn 2023-2025, Hải Phòng có 42 xã, phường, thị trấn thuộc diện bắt buộc sắp xếp cùng với 35 đơn vị liên quan, tổng số 77 đơn vị sẽ sắp xếp. Giai đoạn 2026-2030, có thêm 52 đơn vị thực hiện sắp xếp.[61]

Tỉnh Hưng Yên

Tỉnh này có 2 huyện thuộc diện phải sáp nhập: Phù Cừ, Tiên Lữ. Giai đoạn 2023–2025 có 22 xã thuộc diện phải sáp nhập.[65]

Tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có 2 huyện, thành phố và 77 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 2024, chính thức sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định.[66]

Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình dự kiến sáp nhập toàn bộ huyện Hoa Lư, xã Gia Sinh thuộc huyện Gia Viễn, xã Mai Sơn thuộc huyện Yên Mô, xã Khánh Hòa và xã Khánh Phú thuộc huyện Yên Khánh, một phần ranh giới hành chính xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc thành phố Tam Điệp, xã Sơn Hà và xã Sơn Lai thuộc huyện Nho Quan vào thành phố Ninh Bình và đổi tên thành thành phố Hoa Lư trong giai đoạn 2023–2030.[67][68]

Tỉnh Thái Bình

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thái Bình có 28 xã thuộc diện sắp xếp.[69]

Tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc 7 huyện, thành phố thuộc diện phải sắp xếp.[70]

Bắc Trung Bộ

Tỉnh Hà Tĩnh

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Hà Tĩnh dự kiến sáp nhập 11 xã Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn của huyện Thạch Hà; xã Hộ Độ của huyện Lộc Hà và 2 xã Cẩm Bình, Cẩm Vịnh của huyện Cẩm Xuyên vào thành phố Hà Tĩnh. Sáp nhập huyện Lộc Hà vào huyện Thạch Hà. Giai đoạn 2026–2030, sáp nhập một số xã liền kề của huyện Đức Thọ vào thị xã Hồng Lĩnh, sáp nhập huyện Vũ QuangĐức Thọ thành một huyện mới.[72]

Tỉnh Nghệ An

Vào ngày 4 tháng 6 năm 2024, chính thức sáp nhập thị xã Cửa Lò, và 4 xã Nghi Phong, Nghi Thái, Nghi Xuân, Phúc Thọ của huyện Nghi Lộc vào thành phố Vinh.[74] Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Nghệ An có 75 xã, 4 phường, 6 thị trấn thuộc diện phải sắp xếp.[75] Giai đoạn 2026–2030, tỉnh này có 98 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp.[75][76]

Giai đoạn 2023–2025, Quảng Bình có 23 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập, nhưng có 17 đơn vị có yếu tố đặc thù nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành sắp xếp.[8]

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Quảng Trị có 10 xã, thị trấn thuộc sắp xếp.[80] Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh có 36 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp bao gồm 3 đơn vị hành chính cấp huyện là thành phố Đông Hà, huyện Cam Lộ, huyện Hải Lăng và cấp xã gồm 33 đơn vị hành chính.[80]

Tỉnh Thanh Hóa

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Thanh Hóa có thị xã Bỉm Sơn, huyện Đông Sơn cùng 147 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp. Đến giai đoạn 2026–2030, có thành phố Sầm Sơn, huyện Vĩnh Lộc cùng 120 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp.[81] Tỉnh dự kiến sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa vào quý 4 năm 2024.[82][83]

Tỉnh này dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đồng thời sẽ sắp xếp thành 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện.[85] Dự kiến sáp nhập huyện Nam Đông vào huyện Phú Lộc.[86]

Duyên hải Nam Trung Bộ

Tỉnh Bình Định dự kiến có 6 xã, phường thuộc diện sắp xếp.[88][89]

Tỉnh Bình Thuận có 12 xã, phường, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp; trong đó, giai đoạn 2023–2025 có 8 đơn vị và giai đoạn 2026–2030 có 4 đơn vị.[91] Tháng 8 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh nghiên cứu mở rộng thành phố Phan Thiết và sáp nhập huyện Hàm Tân với thị xã La Gi.[92]

Thành phố Đà Nẵng

Giai đoạn 2023-2030, thành phố này có 16 phường thuộc diện bắt buộc sáp nhập, trong đó quận Thanh Khê có 8 phường, quận Hải Châu 7 phường và phường An Hải Đông của quận Sơn Trà.[95]

Tỉnh Khánh Hòa

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 7 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Ninh Thuận

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm: Dự kiến sáp nhập phường Thanh Sơn vào phường Phủ Hà; sáp nhập phường Mỹ Hương và phường Tấn Tài vào phường Kinh Dinh.[99]

Tỉnh Phú Yên

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Phú Yên có 6 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa.

  • Thành phố Tuy Hòa: (1) Nhập xã Bình Ngọc với Phường 1 để thành lập Phường 1 mới với diện tích tự nhiên 4,12 km2, quy mô dân số 12.663 người. (2) Nhập Phường 4 với Phường 6 để thành lập Phường 4 mới với diện tích tự nhiên 2,16 km2, quy mô dân số 21.597 người. (3) Nhập Phường 2 với Phường 8 kết hợp với điều chỉnh nhập khu phố Phước Hậu 3 thuộc Phường 9 vào Phường 8 để thành lập Phường 2 mới với diện tích tự nhiên 2,27 km2, quy mô dân số 22.253 người. (4) Nhập Phường 3 với Phường 5 kết hợp với điều chỉnh nhập khu phố Ninh Tịnh 1 thuộc Phường 9 vào Phường 5 để thành lập Phường 5 mới với diện tích tự nhiên 1,69 km2, quy mô dân số 21.623 người.[100]

Tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam dự kiến sẽ sáp nhập huyện Nông Sơn vào huyện Quế Sơn.[101] Đề xuất lập đề án sáp nhập thành phố Tam Kỳ với các huyện Núi Thành, Phú Ninh.[102]

Tây Nguyên

Tỉnh Đắk Nông

Giai đoạn 2026–2030, tỉnh Đắk Nông có thị trấn Đức An (Đắk Song) và xã Trúc Sơn (Cư Jút) thuộc diện phải sắp xếp.[106]

Tỉnh Gia Lai

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Gia Lai sáp nhập huyện Đak Pơ vào thị xã An Khê.

Tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng dự kiến sáp nhập 2 huyện Cát TiênĐạ Tẻh vào huyện Đạ Huoai.[107] Tỉnh cũng dự kiến sáp nhập huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt và thành lập phường Lang Biang trên cơ sở thị trấn Lạc Dương.[108] Dự kiến sáp nhập các xã Lộc An, Lộc Nam, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc của huyện Bảo Lâm vào thành phố Bảo Lộc.[109]

Đông Nam Bộ

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập 2 huyện Đất ĐỏLong Điền thành huyện Long Đất. Giai đoạn 2026–2030, sáp nhập một phần thị xã Phú Mỹ vào thành phố Bà Rịa.[112]

Vào tháng 1 năm 2022, tỉnh Bình Phước dự kiến mở rộng thành phố Đồng Xoài, bao gồm các xã Tân Phước, Tân Hưng, một phần diện tích các xã Thuận Phú, Đồng Tiến (huyện Đồng Phú).[113]

Vào tháng 6 năm 2023, Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước có văn bản thông báo trong giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh này có các thị xã Phước Long, Bình Long và xã Thanh Bình thuộc huyện Hớn Quản thuộc diện phải sắp xếp; giai đoạn 2026 – 2030 có huyện Bù Đốp thuộc diện phải sắp xếp.[114]

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Bình Phước dự kiến[115][116]:

  • Sáp nhập thị trấn Tân Khai và 9 xã: An Phú, Minh Tâm, Minh Đức, Thanh Bình, Phước An, Tân Lợi, Tân Hưng, An Khương, Thanh An thuộc huyện Hớn Quản vào thị xã Bình Long
  • Sáp nhập 3 xã: Tân Hiệp, Đồng Nơ và Tân Quan thuộc huyện Hớn Quản vào thị xã Chơn Thành và sáp nhập xã Tân Quan thuộc huyện Hớn Quản và xã Quang Minh thuộc thị xã Chơn Thành thành xã Tân Quang thuộc thị xã Chơn Thành.

Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh này dự kiến[116]:

  • Sáp nhập 8 xã: Long Tân, Bù Nho, Long Hà, Long Bình, Long Hưng, Bình Sơn, Bình Tân, Phước Tân thuộc huyện Phú Riềng vào thị xã Phước Long và sáp nhập xã Bình Sơn thuộc huyện Phú Riềng với xã Long Giang thuộc thị xã Phước Long.
  • Sáp nhập xã Phú Riềng và xã Phú Trung thuộc huyện Phú Riềng vào huyện Đồng Phú.
  • Sáp nhập xã Nghĩa Trung và xã Nghĩa Bình thuộc huyện Bù Đăng vào huyện Đồng Phú.
  • Sáp nhập xã Thuận Lợi và xã Thuận Phú thuộc huyện Đồng Phú vào thành phố Đồng Xoài.

Tỉnh Đồng Nai

Giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Đồng Nai có 4 xã thuộc diện sáp nhập:[117][118]

Giai đoạn 2023 – 2030, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 đơn vị cấp huyện gồm huyện Nhà Bè, Quận 6 và cấp xã có 80 phường sắp xếp thành 38 phường:[8][119]

Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh An Giang

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Long Xuyên sáp nhập phường Đông Xuyên vào phường Mỹ Xuyên.

Tỉnh Bạc Liêu

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Bạc Liêu điều chỉnh một phần diện tích và dân số của Phường 8 vào Phường 3.[120]

Tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre dự kiến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 như sau:

Tỉnh Cà Mau

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 2 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Thành phố Cần Thơ

Giai đoạn 2023–2025, Cần Thơ có 4 phường thuộc diện sắp xếp.

  • Sáp nhập 3 phường An Phú, An Nghiệp và An Cư vào phường Thới Bình.[122]

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Cao Lãnh sáp nhập Phường 2 vào Phường 1, xã Mỹ NgãiPhường 11 thành phường Mỹ Ngãi.

Tỉnh Kiên Giang

Giai đoạn 2023–2025, thành phố Rạch Giá sáp nhập phường Vĩnh Bảo vào phường Vĩnh Thanh Vân.[123]

Tỉnh Long An

Thành phố Tân An khi mở rộng dự kiến sẽ sáp nhập một phần của các xã Bình Thạnh, Nhị Thành của huyện Thủ Thừa, toàn bộ địa giới hành chính của xã Tân Bình, Quê Mỹ Thạnh, Lạc Tấn, Bình Lãng thuộc huyện Tân Trụ và toàn bộ địa giới hành chính xã Bình Quới, Hòa Phú, Vĩnh Công của huyện Châu Thành. Phần diện tích và dân số còn lại của huyện Tân Trụ sẽ được điều chỉnh sáp nhập vào huyện Châu Thành.[124]

Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 2 phường thuộc diện sắp xếp.

  • Thành phố Sóc Trăng: Vào ngày 1 tháng 9 năm 2024, chính thức sáp nhập Phường 9 vào Phường 1.[34][125]

Tỉnh Tiền Giang

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh này có 8 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh dự kiến sáp nhập toàn bộ xã Đại Phúc, xã Đại Phước, xã Phương Thạnh của huyện Càng Long và toàn bộ xã Hòa Thuận; xã Nguyệt Hóa; toàn bộ ấp Trì Phong, ấp Kinh Xáng thuộc xã Hòa Lợi; toàn bộ ấp Ba Se A, ấp Ba Se B, ấp Ô Chích A, ấp Ô Chích B thuộc xã Lương Hòa của huyện Châu Thành vào thành phố Trà Vinh.[127]

Tỉnh Vĩnh Long

Giai đoạn 2023–2025, tỉnh Vĩnh Long có 5 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 5 huyện, thành phố thuộc diện sắp xếp.[129]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thí điểm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên - Sở Nội vụ. ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2021”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Nghị quyết số 147/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2021 thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”. ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ a b Hiền Hoà (ngày 30 tháng 1 năm 2023). “Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Tủa Chùa”. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Điện Biên. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  7. ^ “Mường Chà đề xuất mở rộng thị trấn về phía tây đến bản Na Sang, xã Na Sang”. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Điện Biên. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  8. ^ a b c d Chu Thanh Vân (1 tháng 8 năm 2023). “HĐND tỉnh Quảng Bình thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã”. Báo điện tử VOV. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  9. ^ Ánh Nguyệt (10 tháng 5 năm 2022). “Nghị quyết thông qua Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Sơn La. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ Khải Hoàn (18 tháng 6 năm 2021). “Mở rộng thị trấn Phù Yên”. Báo Sơn La. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Đề án số 07-ĐA/HU ngày 28/1/2021 về việc mở rộng thị trấn Phù Yên để góp phần xây dựng thị trấn Phù Yên hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại IV vào năm 2025
  12. ^ “Hội nghị công bố Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đến năm 2035”. Cổng thông tin điện tử huyện Sông Mã. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  13. ^ Thủy Ngân (21 tháng 8 năm 2021). “Thị trấn Thuận Châu hướng đến đô thị loại IV”. Báo Sơn La. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “Hội nghị triển khai phương án mở rộng địa giới hành chính Thị trấn Yên Châu”. Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  15. ^ “Công bố đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ a b c Vân Nguyên (8 tháng 9 năm 2023). “Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã: Thận trọng, chắc từng khâu”. Báo Bắc Giang. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  17. ^ “Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị”. Báo Bắc Giang. 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  18. ^ Khánh Dung (ngày 2 tháng 2 năm 2023). “Khi nào sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang?”. Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ “Đề án mở rộng, phát triển thành phố giai đoạn 2021-2030” (PDF). Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Kạn. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  20. ^ “Công bố Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035”. Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  21. ^ Triệu Thành (22 tháng 8 năm 2023). “Lạng Sơn: Họp xem xét dự thảo một số văn bản liên quan sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã”. Thương hiệu và Công luận. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  22. ^ “Đề án sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  23. ^ a b c d e f g h i j “Phú Thọ công bố sắp xếp, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã”. Cổng thông tin điện tử huyện Phù Ninh. 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  24. ^ Văn Đức (ngày 12 tháng 7 năm 2022). “Quảng Ninh hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  25. ^ a b c d Nguyễn Dương (23 tháng 10 năm 2023). “10 đơn vị cấp xã ở Quảng Ninh phải sáp nhập giai đoạn 2023-2025”. Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  26. ^ Việt Hoan; Đinh Vũ (1 tháng 8 năm 2023). “Thái Nguyên: Có 5 xã thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”. Báo điện tử Xây dựng. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  27. ^ “Ủy ban pháp luật thẩm tra tờ trình thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của của các tỉnh Bắc Kạn, Đắk Lắk, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  28. ^ Nguyễn Thành (9 tháng 4 năm 2023). “Thái Nguyên: Chính thức nhập xã Quân Chu vào thị trấn Quân Chu”. Báo điện tử Xây dựng.
  29. ^ “Đồng chí Bí thư huyện ủy làm việc với Đảng ủy xã Vạn Thọ, Ký Phú và Na Mao về triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp cấp xã giai đoạn 2023-2030”. Cổng thông tin điện tử huyện Đại Từ. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  30. ^ Minh Phương (3 tháng 4 năm 2023). “Đồng Hỷ: Xây dựng phương án sáp nhập các đơn vị hành chính theo Kết luận số 48”. Báo Thái Nguyên. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  31. ^ Phan Trang (13 tháng 10 năm 2023). “Phú Lương: Dự kiến sáp nhập toàn bộ xã Phấn Mễ vào thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên”. Báo Thái Nguyên. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  32. ^ Thu Hằng (9 tháng 10 năm 2023). “Xây dựng và thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023 - 2025”. Báo Tuyên Quang. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  33. ^ Long Anh; Minh Sơn (9 tháng 10 năm 2023). “Tuyên Quang có 2 xã thuộc diện phải sắp xếp lại”. Giáo dục và Thời đại. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  34. ^ a b https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-cua-2-tinh-tu-1-9-119240731084551331.htm
  35. ^ Hải Hà (17 tháng 10 năm 2023). “Bắc Ninh 6 xã, phường thuộc diện sắp xếp”. Báo Thanh tra. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  36. ^ a b c Thu Huyền (30 tháng 10 năm 2023). “Tham gia ý kiến vào Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Bắc Ninh”. Báo Bắc Ninh.[liên kết hỏng]
  37. ^ Quang Phong (31 tháng 7 năm 2023). “Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập”. VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  38. ^ Phạm Tuấn (1 tháng 8 năm 2023). “Vì sao quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  39. ^ Hà Phong (12 tháng 10 năm 2023). “Quận Cầu Giấy đề xuất điều chỉnh địa giới phường Quan Hoa, Yên Hòa”. hanoimoi.vn. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  40. ^ https://xahoi.congly.vn/cu-tri-ha-noi-ung-ho-sap-xep-lai-don-vi-hanh-chinh-426861.html
  41. ^ a b “Hà Nội sẽ sáp nhập hàng loạt xã, phường?”. Nhà báo & Công luận. 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  42. ^ “Hà Nội ban hành kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025”. Báo Nhân Dân. 28 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  43. ^ Sơn Tây: Phương án sáp nhập các phường được triển khai như thế nào?
  44. ^ Đình Việt (19 tháng 3 năm 2024). “Vì sao 3 xã sắp sáp nhập ở Ba Vì (Hà Nội) có tên mới là Phú Hồng?”. Dân Việt. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  45. ^ Khánh An (9 tháng 3 năm 2024). “Hơn 50.000 người dân huyện Đan Phượng chuyển về xã mới sau sáp nhập”. Lao Động. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  46. ^ a b c “Quy mô dân số, diện tích xã mới của các huyện Hà Nội sau khi sáp nhập”. Lao Động. 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  47. ^ Võ Hải (29 tháng 8 năm 2023). “'Cử tri đồng thuận thành lập quận Gia Lâm'”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  48. ^ Tập huấn nghiệp vụ về lấy ý kiến cử tri phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
  49. ^ Minh Chí (9 tháng 3 năm 2024). “Hà Nội: Thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Phú Xuyên”. Nhà báo & Công luận. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  50. ^ Trọng Tùng (4 tháng 4 năm 2024). “Sắp xếp đơn vị hành chính huyện Phúc Thọ: Gần 100% cử tri đồng tình”. Kinh tế & Đô thị. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2024.
  51. ^ “Hơn 58.000 người dân huyện Quốc Oai chuyển về xã mới sau khi sáp nhập”. laodong.vn. 8 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  52. ^ Ngọc, Ánh (11 tháng 3 năm 2024). “Huyện Thanh Oai: Khẩn trương, bài bản sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  53. ^ “Huyện Thanh Trì cần rà soát các tiêu chí, xác định quyết tâm phát triển lên quận”. Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Trì. 28 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  54. ^ “Gần 9.000 người dân tại một xã ở Thường Tín, Hà Nội được chuyển về thị trấn”. laodong.vn. 7 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  55. ^ Nguyễn Việt (25 tháng 8 năm 2023). “Hải Dương có 60 đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp, sáp nhập, là những xã nào?”. Báo điện tử Dân Việt. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023.
  56. ^ baohaiduong.vn (16 tháng 10 năm 2023). “Vì sao TP Hải Dương đề nghị không sáp nhập 4 phường trung tâm?”. baohaiduong.vn. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  57. ^ a b c d e f g h i Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :5
  58. ^ “4 xã, thị trấn ở Cẩm Giàng thuộc diện sáp nhập giai đoạn 2023 - 2025”. baohaiduong.vn. 3 tháng 10, 2023.
  59. ^ “Thị trấn Phú Thái mở rộng thêm gần 1.700 ha”. Báo Hải Dương điện tử. 17 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  60. ^ “Mở rộng thị trấn Ninh Giang”. Báo Hải Dương điện tử. 3 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  61. ^ a b c d e f g h i j xaydungchinhsach.chinhphu.vn (15 tháng 3 năm 2024). “Hải Phòng sẽ giảm 50 đơn vị hành chính cấp xã”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  62. ^ “Bộ Nội vụ đồng ý phương án mở rộng quận Hồng Bàng và thành lập quận An Dương”. Cổng tin tức thành phố Hải Phòng. 30 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
  63. ^ “Thông tin phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường trên địa bàn Quận Ngô Quyền giai đoạn 2023 – 2025”. ngoquyen.haiphong.gov.vn. 1 tháng 3 năm 2024. Truy cập 19 tháng 03 năm 2024.
  64. ^ “Hải Phòng dự định sắp xếp xã, phường khi huyện Thủy Nguyên lên thành phố”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  65. ^ “Hưng Yên: Đến năm 2025 có 22 xã thuộc diện phải sáp nhập”. Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  66. ^ a b c d e f g h i j https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-cua-tinh-nam-dinh-119240731071933932.htm
  67. ^ “Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  68. ^ “Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28 tháng 07 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  69. ^ a b c d e f xaydungchinhsach.chinhphu.vn (10 tháng 1 năm 2024). “Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thái Bình”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  70. ^ “Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính”. Báo Pháp luật điện tử. 2 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  71. ^ a b c d e f Trí, Dân (10 tháng 10 năm 2023). “Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 - 2025”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  72. ^ Trần Tuấn (18 tháng 10 năm 2023). “Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Tĩnh có thể sẽ giảm 2 huyện”. Lao Động.
  73. ^ Lưu Bang (3 tháng 11 năm 2023). “Hé lộ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Tĩnh”. CafeLand. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023 – qua Tạp chí điện tử Thanh niên Việt.
  74. ^ “Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 4/6”. Báo Điện tử Chính phủ. 5 tháng 6 năm 2024.
  75. ^ a b Phạm Bằng (5 tháng 10 năm 2023). “UBND tỉnh Nghệ An cho ý kiến về phương án sắp xếp đơn vị hành chính”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  76. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Nhật Lệ (20 tháng 9 năm 2023). “Danh sách 89 đơn vị hành chính tại Nghệ An thuộc diện phải sắp xếp”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  77. ^ Đức Hùng (20 tháng 4 năm 2024). “Quê Hồ Xuân Hương dự kiến đổi tên thành Quỳnh An”. VnExpress.
  78. ^ “Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳnh Lưu nghe và cho ý kiến về kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 – 2030”. Cổng thông tin điện tử huyện Quỳnh Lưu. 30 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  79. ^ “Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thành triển khai phương án sáp nhập xã giai đoạn 1 từ 2023-2025”. Cổng thông tin điện tử huyện Yên Thành. 17 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  80. ^ a b “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Trị”. Xây dựng chính sách, pháp luật. Báo Điện tử Chính phủ. 10 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  81. ^ Song Khánh (4 tháng 10 năm 2023). “Thanh Hóa có 4 đơn vị hành chính cấp huyện, 267 đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn”. Tạp chí Kinh tế Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2023.
  82. ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa”. Báo Thanh Hóa. ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  83. ^ a b c d e f g h i j k “Sắp xếp đơn vị hành chính: Sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa”. Xây dựng chính sách, pháp luật. Báo Điện tử Chính phủ. 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  84. ^ “Từ 1/2/2024, Thanh Hóa có đơn vị hành chính mới”. Xây dựng chính sách, pháp luật. Báo Điện tử Chính phủ. 2 tháng 2 năm 2024.
  85. ^ “Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế: Đến 2025, TP Huế tách thành 2 quận; thành lập 1 thị xã”. Xây dựng chính sách, pháp luật. Báo Điện tử Chính phủ. 11 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.
  86. ^ Võ Thạnh (8 tháng 11 năm 2022). “Thừa Thiên Huế lên phương án trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  87. ^ Thanh Hương (22 tháng 3 năm 2024). “TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết”. Báo Thừa Thiên Huế. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2024.
  88. ^ Mai Lâm (11 tháng 9 năm 2023). “Hướng tới kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả”. Báo Bình Định. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2023.
  89. ^ thuvienphapluat.vn. “Quyết định 1619/QĐ-TTg 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 2030”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  90. ^ Ánh Nguyệt (22 tháng 9 năm 2023). “UBND TP QUY NHƠN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÔ. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Định. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2023.
  91. ^ Thu Hà (31 tháng 7 năm 2023). “Quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính linh hoạt, hợp lý”. Báo Bình Thuận. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  92. ^ Quế Hà (31 tháng 8 năm 2022). “Đề nghị mở rộng TP.Phan Thiết và sáp nhập Hàm Tân, La Gi”. Thanh Niên. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  93. ^ T. Duyên (10 tháng 3 năm 2023). “Để Phan Thiết phát triển xứng tầm: Mở rộng không gian thành phố”. Báo Bình Thuận. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2023.
  94. ^ a b c Phương Nam (27 tháng 10 năm 2023). “Bình Thuận sẽ sáp nhập 4 xã và 1 thị trấn của hai huyện vào TP Phan Thiết”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  95. ^ Tấn Việt (20 tháng 6 năm 2023). “16 phường tại Đà Nẵng có thể phải sáp nhập”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  96. ^ a b c Trường Trung (11 tháng 3 năm 2024). “45 phường ở Đà Nẵng sẽ nhập còn 36 phường, có tên gọi mới”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  97. ^ a b c Nguyễn Thành (12 tháng 3 năm 2024). “Nhiều xã, phường ở Đà Nẵng sẽ có tên gọi mới sau sáp nhập”. Tiền Phong. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  98. ^ Thế Quang (13 tháng 9 năm 2023). “TP.Nha Trang lên phương án sắp xếp phường, xã như thế nào?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2023.
  99. ^ T.D (21 tháng 9 năm 2023). “Tp. Phan Rang - Tháp Chàm: Có 3 phường được sắp xếp lại đơn vị hành chính”. Báo Ninh Thuận. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  100. ^ Văn Đông (19 tháng 4 năm 2024). “HĐND tỉnh thông qua Đề án sắp xếp 05 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Tuy Hòa”. Trang thông tin điện tử của Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.
  101. ^ Lê Trung (31 tháng 8 năm 2023). “Quảng Nam sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  102. ^ TH-QH (15 tháng 8 năm 2022). “Sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh, làm cơ sở xây dựng và phát triển đô thị loại I trực thuộc tỉnh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  103. ^ Quang Khải (8 tháng 3 năm 2024). “Đến 31/3/2024, Tam Kỳ hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính phường Phước Hoà và An Xuân”. Báo Quảng Nam.
  104. ^ a b c d e f Lê Trung (31 tháng 8 năm 2023). “Quảng Nam sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  105. ^ Lưu Bang (31 tháng 8 năm 2023). “Thành phố Quảng Ngãi đề xuất nhập hai phường Nguyễn Nghiêm và Trần Hưng Đạo vào phường Lê Hồng Phong”. Cafeland. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2023 – qua Tạp chí điện tử Thanh niên Việt.
  106. ^ Hoàng Thanh (31 tháng 7 năm 2023). “Đắk Nông có 2 đơn vị cấp xã thuộc diện phải sắp xếp lại”. Báo Đắk Nông. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  107. ^ “Lâm Đồng: Mở rộng 2 thành phố, sáp nhập 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên thành 1 huyện”. Xây dựng chính sách, pháp luật. Báo Điện tử Chính phủ. 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  108. ^ Vũ Đình Đông (26 tháng 9 năm 2023). “Lâm Đồng: Sáp nhập toàn bộ huyện Lạc Dương vào thành phố Đà Lạt”. Quân đội nhân dân.
  109. ^ Lâm Viên (7 tháng 7 năm 2023). “Lâm Đồng: TP.Bảo Lộc trở thành đô thị tiệm cận loại 1 vào năm 2040”. Thanh Niên. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  110. ^ a b Viết Trọng (26 tháng 6 năm 2023). “Lộ trình nào cho việc sắp xếp, sáp nhập các huyện và xã?”. Báo Lâm Đồng. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
  111. ^ Lưu Bang. “Lâm Đồng: Huyện Đức Trọng đề xuất sáp nhập nhiều đơn vị hành chính cấp xã”. CafeLand. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023 – qua Tạp chí điện tử Thanh niên Việt.
  112. ^ a b c d e Mạnh Thắng (31 tháng 10 năm 2023). “Bà Rịa – Vũng Tàu sáp nhập 2 huyện và sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã”. Tiền Phong. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  113. ^ Kim Phụng (7 tháng 1 năm 2022). “Đồng Xoài đề xuất mở rộng địa giới hành chính”. Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  114. ^ Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước. Công văn số 1327/SNV-XDCQ ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
  115. ^ Mạnh Hà (7 tháng 11 năm 2013). “Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2023 – 2030”. Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước.
  116. ^ a b Tỉnh ủy Bình Phước (3 tháng 11 năm 2023). “Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 3 tháng 11 năm 2023 – Hội nghị lần thứ 16 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa XI: Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2023 – 2030” (PDF). Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước.
  117. ^ “Biên Hòa đề xuất tách, nhập 18 phường ra sao?”. Tiền Phong. 30 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2023 – qua Người Lao Động.
  118. ^ Huy, Thanh (30 tháng 9 năm 2023). “Quyền chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức vừa ký ban hành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tỉnh Đồng Nai”. Báo Kinh tế đô thị - Đọc tin tức thời sự kinh tế 24h mới nhất. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2023.
  119. ^ Cẩm Nương; Phương Nhi (3 tháng 8 năm 2023). “TP.HCM: Các quận 3, 4, 5, 10, 11 và Phú Nhuận thuộc diện sắp xếp lại”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  120. ^ HĐND tỉnh Bạc Liêu (28 tháng 10 năm 2023). “Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về việc Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Thư viện Pháp luật.
  121. ^ “Lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 – 2025”. Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau. 18 tháng 8 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  122. ^ Nhẫn Nam (26 tháng 4 năm 2024). “HĐND TP Cần Thơ thông qua nghị quyết sáp nhập 4 phường của quận Ninh Kiều”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  123. ^ Đức Bình (17 tháng 11 năm 2023). “Sẽ nhập phường Vĩnh Thanh Vân với phường Vĩnh Bảo của TP. Rạch Giá”. Báo Kiên Giang.
  124. ^ “Nhiều xã của 3 huyện sẽ nhập về TP.Tân An (Long An) trong tương lai”. Tiền Phong. 11 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024 – qua Dân Việt.
  125. ^ Lê Vũ (24 tháng 10 năm 2023). “Thành phố Sóc Trăng dự kiến sát nhập Phường 1 với Phường 9 thành đơn vị hành chính mới”. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2023.
  126. ^ Lê Hiệp (19 tháng 3 năm 2024). “Thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang”. Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  127. ^ Cảnh Kỳ (28 tháng 10 năm 2023). “Mở rộng địa giới thành phố Trà Vinh”. Tiền Phong. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2023.
  128. ^ Hải Dương (9 tháng 4 năm 2024). “Sẽ sáp nhập 3 phường thuộc thành phố Trà Vinh”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  129. ^ Chanh Tuy (12 tháng 3 năm 2024). “Vĩnh Long sẽ sắp xếp giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, phường”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.