Hai môn phối hợp tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Vòng loại

Hai môn phối hợp tại
Thế vận hội Mùa đông 2018
Vòng loại
Cá nhânnamnữ
Nước rútnamnữ
Đuổi bắtnamnữ
Xuất phát đồng hàngnamnữ
Tiếp sứcnamnữhỗn hợp
  • x
  • t
  • s

Dưới đây là các quy tắc xét tư cách tham dự và phân bổ số suất của Hai môn phối hợp tại Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Thế vận hội Mùa đông 2018.[1]

Phân bổ số suất

Có tổng cộng 230 vận động viên được phép tranh tài ở đại hội (115 cả nam và nữ). 218 suất đầu tiên được phân bổ cho các quốc gia dựa trên tổng số điểm Nation Cup của 3 vận động viên hàng đầu ở các nội dung cá nhân, nước rút, và tiếp sức, trong mùa giải Biathlon World Cup 2016-17. 12 suất còn lại sẽ được phân bổ vào mùa giải Biathlon World Cup 2017-18 cho các quốc gia chưa có vận động viên qua vòng loại, tối đa là 2 suất một quốc gia.

Một vận động viên phải đáp ứng các điều kiện sau mới được quyền dự Olympic: Tại mùa giải Biathlon World Cup 2016-17 hoặc 2017-18 vận động viên đó phải có hai kết quả tại IBU Cup, Open European Championships, World Championships hoặc World Cup ở nội dung nước rút hoặc cá nhân kém không quá 20% so với thời gian trung bình của top ba vận động viên về nhất. Hoặc vận động viên đó có hai lần kết thúc ở nửa trên bảng xếp hạng Giải vô địch trẻ thế giới. Các thành viên của đội thi tiếp sức cũng phải đạt đủ một trong hai điều kiện trên.

Các quốc gia xếp thứ 1-5 của mùa giải 2016-17 được tối đa sáu vận động viên, 6-20 năm vận động viên, và 21-22 hai vận động viên, ở mỗi nội dung nam và nữ. Sáu suất cuối cùng ở mỗi giới tính sẽ được trao lần lượt trong mùa giải 2017-18 từ danh sách điểm của IBU với tối đa suất cho mỗi quốc gia, với điều kiện hai quốc gia đó chưa có vận động viên nào đủ điều kiện. Một trong các suất này sẽ được nước chủ nhà sử dụng nếu họ chưa đủ người. Thêm vào đó chủ nhà sẽ được phép thêm sao cho đủ số vận động viên thi đấu ở nội dung tiếp sức hỗn hợp. Sẽ không tái phân bổ số suất không được sử dụng.

Tổng hợp vòng loại

Quốc gia Nam Nữ Tổng
 Áo 6 5 3 9
 Bỉ 2 0 2
 Belarus 5 5 10
 Bulgaria 5 5 10
 Canada 5 5 10
 Trung Quốc 0 2 2
 Cộng hòa Séc 5 6 11
 Estonia 5 1 6
 Phần Lan 5 3 5 8
 Pháp 6 6 12
 Đức 6 6 12
 Anh Quốc 0 1 1
 Ý 5 6 11
 Nhật Bản 1 5 6
 Kazakhstan 5 5 10
 Latvia 2 1 3
 Litva 2 2 4
 Na Uy 6 5 11
 Ba Lan 2 5 7
 România 5 1 6
 Vận động viên Olympic từ Nga 6 2 5 2 4
 Slovakia 5 5 10
 Slovenia 5 2 7
 Hàn Quốc 1 5 6
 Thụy Điển 5 5 10
 Thụy Sĩ 5 5 10
 Ukraina 5 6 11
 Hoa Kỳ 5 5 10
Tổng: 28 quốc gia 109 110 219

Bảng xếp hạng xét loại

     Tối đa 6 vận động viên
     Tối đa 5 vận động viên
     Tối đa 2 vận động viên
     Tối đa 2 vận động viên theo điểm của IBU
     Tối đa 1 vận động viên theo điểm của IBU

Bảng xếp hạng chung cuộc sau 22 giải đấu

Bảng xếp hạng nam[2]
Vị trí Quốc gia Điểm Nations Cup 2016-2017
1  Đức 7448
2  Pháp 7416
3  Vận động viên Olympic từ Nga 7192
4  Na Uy 7181
5  Áo 6926
6  Ukraina 6270
7  Cộng hòa Séc 6223
8  Ý 5556
9  Thụy Sĩ 5395
10  Hoa Kỳ 5290
11  Bulgaria 5098
12  Thụy Điển 4885
13  Canada 4625
14  Belarus 4483
15  Kazakhstan 4322
16  Slovakia 4203
17  Slovenia 4069
18  România 3408
19  Estonia 3393
20  Phần Lan 3202
21  Latvia 3152
22  Litva 2988
23  Ba Lan 2739
24  Nhật Bản 2586
25  Hàn Quốc 1715
26  Bỉ 1242
27  Anh Quốc 492
28  Croatia 467
29  Serbia 162
30  Hy Lạp 161
31  Hungary 70
32  Úc 47

Bảng xếp hạng nữ[3]
Vị trí Quốc gia Điểm Nations Cup 2016-2017
1  Đức 7951
2  Pháp 7646
3  Ukraina 6605
4  Cộng hòa Séc 6547
5  Ý 6481
6  Na Uy 6265
7  Vận động viên Olympic từ Nga 6139
8  Thụy Điển 6034
9  Belarus 5683
10  Kazakhstan 5193
11  Thụy Sĩ 5101
12  Ba Lan 5035
13  Áo 4954
14  Hoa Kỳ 4743
15  Canada 4619
15  Phần Lan 4619
17  Slovakia 4498
18  Nhật Bản 3608
19  Bulgaria 3142
20  Hàn Quốc 3051
21  Slovenia 2969
22  Litva 2737
23  Estonia 2692
24  România 2086
25  Trung Quốc 1584
26  Latvia 1228
27  Anh Quốc 642
28  Tây Ban Nha 459
29  Hungary 339
30  Bosna và Hercegovina 144
31  Moldova 104
32  Hy Lạp 64

  • Một số nội dung chỉ cho phép tối đa bốn vận động viên trong một quốc gia tham dự.

Tham khảo

  1. ^ “Qualification Systems for XXIII Olympic Winter Games, Pyeonchang 2018” (PDF). Liên đoàn hai môn phối hợp quốc tế. ngày 9 tháng 3 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Men's standings
  3. ^ Women's standings

Liên kết ngoài

  • Bảng xếp hạng Nations Cup