Pentium

Pentium
Thông tin chung
Ngày bắt đầu sản xuất22 tháng 3 năm 1993; 31 năm trước (1993-03-22)
Ngày ngừng sản xuất2023 (laptops only)[1]
Nhà sản xuất phổ biến
  • Intel
Hiệu năng
Xung nhịp tối đa của CPU50 MHz đến 4.4 GHz
Tốc độ FSB50 MHz đến 800 MT/s
Tốc độ DMI2 GT/s đến 16 GT/s
Kiến trúc và phân loại
Công nghệ node0.8 μm đến Intel 7
Vi kiến trúc
  • P5
  • P55C
  • P6
  • Klamath
  • NetBurst
  • Core
  • Nehalem
  • Westmere
  • Sandy Bridge
  • Ivy Bridge
  • Haswell
  • Broadwell
  • Skylake
  • Willow Cove
  • Golden Cove
Tập lệnhIA-32, x86-64
Các lệnhx86
Thông số vật lý
Nhân
  • 1-4
(Các) chân cắm
  • Desktop
    • Socket 4
    • Socket 5
    • Socket 7
    • Socket 8
    • Slot 1
    • Socket 370
    • Socket 423
    • Socket 478
    • LGA 775
    • LGA 1155
    • LGA 1150
    • LGA 1151
    • LGA 1200
    • LGA 1700
  • Mobile
    • Socket 495
    • Socket 479
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể
Tên hãng
  • Pentium
  • Pentium Pro
  • Pentium II
  • Pentium III
  • Pentium 4
  • Pentium D
  • Pentium M
  • Pentium Silver
  • Pentium Gold
(Các) biến thể
  • Celeron
Lịch sử
Tiền nhiệmi486
Kế nhiệmCore
Pentium logo
1993–2003
2003–2006
Tập tin:Pentiummn.png
2006–2009
Tập tin:Intel PentiumDC 2009.png
2009–2013
2013-2015
Tập tin:Intel Pentium Logo 2015-20.png
2015–2020
2020–2022

Pentium là một thương hiệu được sử dụng cho một loạt các bộ vi xử lý tương thích kiến trúc x86 do Intel sản xuất từ năm 1993.

Các bộ xử lý Pentium trong gia đoạn từ 2002 đến 2022 được coi là sản phẩm cấp đầu vào mà Intel xếp hạng là "hai sao",[2] có nghĩa là chúng nằm trên dòng AtomCeleron cấp thấp nhưng thấp hơn dòng Core i3, i5, i7, i9 và dòng Xeon của máy workstation và server. Các bộ xử lý Pentium sau này có ít điểm chung ngoài tên gọi của chúng so với các Pentium trước đó, khi mà chúng vẫn còn là dòng bộ xử lý hàng đầu của Intel trong hơn một thập kỷ cho đến khi dòng Intel Core được giới thiệu vào năm 2006. Chúng dựa trên cả kiến trúc được sử dụng trong Atom và của bộ xử lý Core. Trong trường hợp kiến trúc Atom, Pentium là vi xử lý có hiệu suất cao nhất của kiến trúc. Bộ xử lý Pentium với kiến trúc Core trước năm 2017 khác với dòng bộ xử lý i-series nhanh hơn, cao cấp hơn ở các đặc điểm: tốc độ xung nhịp thấp hơn và một số tính năng bị vô hiệu, như siêu phân luồng, ảo hóa và đôi khi là L3 cache.

Tên Pentium ban đầu có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp penta (πεεττ), có nghĩa là "năm", ngụ ý đến quy ước đặt tên số của dòng xử lý Intel 80x86 trước đó (8086-80486), với kết thúc theo kiểu chữ Latinh -ium.

Năm 2017, Intel đã chia Pentium thành hai dòng sản phẩm: Pentium Silver nhắm đến các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp và chia sẻ kiến trúc với Atom và Celeron. Pentium Gold nhắm đến máy tính để bàn cấp thấp và sử dụng kiến trúc hiện có, như Kaby Lake hoặc Coffee Lake.

Tổng quan

Trong quá trình phát triển, Intel thường gọi các vi xử lí bằng codename, ví dụ như Prescott, Willamette, Coppermine, Katmai, Klamath, và Deschutes. Các tên này thường được biết đến rộng rãi,[3] ngay cả khi bộ xử lí đã có tên gọi chính thức.

Dòng họ bộ xử lí Intel Pentium
Thuơng hiệu Vi kiến trúc Desktop Laptop Server
PentiumPentium OverDrive P5 P5 (0.8 μm)

P54C (0.6 μm) P54CS (0.35 μm)

Pentium MMXPentium OverDrive MMX P55C (0.35 μm)

Tillamook (0.25 μm)

Pentium Pro P6 P6 (0.5 μm)

P6 (0.35 μm)

Pentium IIPentium II XeonPentium II OverDriveMobile Pentium II Klamath (0.35 μm)

Deschutes (0.25 μm)

Tonga (0.25 μm)

Dixon (0.25 μm) Dixon (0.18 μm)

Drake (0.25 μm)
Pentium IIIPentium III XeonMobile Pentium IIIPentium III M Katmai (0.25 μm)

Coppermine (180 nm) Tualatin (130 nm)

Coppermine (180 nm)

Tualatin(130 nm)

Tanner (0.25 μm)

Cascades (180 nm)

Pentium 4Pentium 4 Extreme Edition NetBurst Willamette (180 nm)

Northwood (130 nm) Gallatin (130 nm)

Prescott-2M (90 nm) Prescott (90 nm)

Cedar Mill (65 nm)

Northwood (130 nm)

Prescott (90 nm)

Đổi thành Xeon
Pentium DPentium Extreme Edition Smithfield (90 nm)

Presler (65 nm)

Pentium M dựa trên P6 Banias (130 nm)

Dothan (90 nm)

Pentium Dual-Core Yonah (65 nm)
Core Allendale (65 nm)

Wolfdale-3M (45 nm)

Merom-2M (65 nm)
Pentium Core Wolfdale-3M (45 nm) Penryn-3M (45 nm)
Nehalem Clarkdale (32 nm) Arrandale (32 nm)
Sandy Bridge Sandy Bridge (32 nm)
Ivy Bridge Ivy Bridge (22 nm)
Haswell Haswell (22 nm)
Broadwell Broadwell (14 nm)
Skylake Skylake (14 nm) Braswell; Goldmont
Kaby Lake Kaby Lake (14 nm) Goldmont Plus (Gemini Lake)
Coffee Lake Coffee Lake (14 nm)
Comet Lake Comet Lake (14 nm)
Một vi xử lí Pentium 100 MHz sản xuất vào năm 1996

Các CPU mang nhãn hiệu Pentium ban đầu dự kiến sẽ được đặt tên là 586 hoặc i586, để tuân theo quy ước đặt tên của các thế hệ trước (286, i386, i486). Tuy nhiên, vì Intel muốn ngăn các đối thủ cạnh tranh sao chép nhãn hiệu cho bộ vi xử lý của mình bằng các tên tương tự (như AMD đã làm với Am486), Intel đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho tên này ở Hoa Kỳ, nhưng bị từ chối vì một con số không có đủ tính nổi bật.[4]

Sau loạt bộ vi xử lý 8086, 80186, 80286, 8038680486 trước đó của Intel, bộ xử lý dựa trên P5 đầu tiên của công ty đã được phát hành dưới tên Intel Pentium vào ngày 22 tháng 3 năm 1993. Công ty tiếp thị Lexicon Branding đã được thuê để đặt tên cho bộ vi xử lý mới. Hậu tố -ium được chọn vì nó ngụ ý một thành phần cơ bản của máy tính, giống như một nguyên tố hóa học,[5] trong khi tiền tố pent- chỉ thế hệ thứ năm của x86.[6]

Do thành công của nó, thương hiệu Pentium tiếp tục được dùng cho các bộ xử lý cao cấp trong nhiều thế hệ. Năm 2006, cái tên này biến mất khỏi lộ trình công nghệ của Intel trong một thời gian ngắn,[7][8] chỉ xuất hiện trở lại vào năm 2007.[9]

Năm 1998, Intel giới thiệu thương hiệu Celeron[10] cho các bộ vi xử lý giá rẻ. Với việc giới thiệu thương hiệu Intel Core vào năm 2006 với tư cách là dòng bộ xử lý hàng đầu mới của công ty, dòng Pentium được dự định ngừng sản xuất. Tuy nhiên, do nhu cầu về bộ vi xử lý lõi kép tầm trung, thương hiệu Pentium đã được thay đổi thành dòng bộ xử lý tầm trung của Intel, Pentium Dual-Core, được xếp giữa dòng Celeron và Core.[11][12][13]

Vào năm 2009, hậu tố "Dual-Core" đã bị loại bỏ và các bộ xử lý x86 mới lại bắt đầu mang tên Pentium.

Vào năm 2014, Intel đã phát hành Phiên bản kỷ niệm 20 năm Pentium, để đánh dấu kỷ niệm 20 năm thương hiệu Pentium. Những bộ xử lý này được mở khóa và có khả năng ép xung cao.

Vào năm 2017, Intel đã chia thương hiệu Pentium thành hai dòng sản phẩm. Pentium Silver hướng đến các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp và chia sẻ kiến trúc với Atom và Celeron, trong khi Pentium Gold hướng đến các máy tính để bàn cấp thấp và sử dụng kiến trúc hiện có, chẳng hạn như Kaby Lake và Coffee Lake.

Vào tháng 9 năm 2022, Intel thông báo rằng nhãn hiệu Pentium và Celeron sẽ được thay thế bằng nhãn hiệu "Bộ xử lý Intel" mới cho các bộ xử lý cấp thấp trong máy tính xách tay, bắt đầu từ năm 2023.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b Warren, Tom (16 tháng 9 năm 2022). “Intel Processor will replace Pentium and Celeron in 2023 laptops”. The Verge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ “Processor Rating”. Intel. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ “Names of processors”. IA State.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên newyorker
  5. ^ Burgess, John (20 tháng 10 năm 1992). “Intel's fifth-generation chip no longer goes by the numbers”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Colapinto, John (3 tháng 10 năm 2011). “Famous names”. The New Yorker (bằng tiếng Anh). tr. 38–43. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ Huynh, Anh Tuan (20 tháng 9 năm 2006). “Intel "Conroe-L" Details Unveiled”. DailyTech. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
  8. ^ Thatcher, Michelle; Brown, Rich (23 tháng 4 năm 2008). “The multicore era is upon us”. CNET (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ “Intel to unify product naming scheme”. TG Daily. 6 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ “Microprocessor Hall of Fame”. Intel (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2007.
  11. ^ Brown, Rich; Thatcher, Michelle (23 tháng 4 năm 2008). “The multicore era is upon us: How we got here – Where we stand today”. CNET Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ Shilov, Anton. “Intel Readies Pentium E2000-Series Processors”. X-bit Labs. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  13. ^ “Intel to unify product naming scheme”. TG Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2007.
  • x
  • t
  • s
Bộ xử lý Intel
Ngừng sản xuất
BCD oriented (4-bit)
pre-x86 (8-bit)
x86 (16-bit)
  • 8086 (1978)
  • 8088 (1979)
  • 80186 (1982)
  • 80188 (1982)
  • 80286 (1982)
x87 (FPUs)
8/16-bit bus dữ liệu
8087 (1980)
16-bit bus dữ liệu
80187
80287
80387SX
32-bit bus dữ liệu
80387DX
80487
IA-32 (32-bit)
x86-64 (64-bit)
Khác
CISC
iAPX 432
EPIC
Itanium
RISC
i860
i960
StrongARM
XScale
Hiện tại
IA-32 (32-bit)
x86-64 (64-bit)
Danh sách
  • Celeron
  • Pentium
    • Pro
    • II
    • III
    • 4
    • D
    • M
  • Core
  • Atom
  • Xeon
  • Itanium
Có liên quan
  • Tick–tock model
  • Chipsets
  • GPUs
  • GMA
  • HD và Iris Graphics
  • PCHs
  • SCHs
  • ICHs
  • PIIXs
  • Stratix
  • Mã nền tảng
Kiến trúc tập lệnh
x86
P5
800 nm
P5
600 nm
P54C
350 nm
P54CS
P55C
250 nm
Tillamook
P6, Pentium M,
Enhanced Pentium M
500 nm
P6
350 nm
P6
Klamath
250 nm
Mendocino
Dixon
Tonga
Covington
Deschutes
Katmai
Drake
Tanner
180 nm
Coppermine
Coppermine T
Timna
Cascades
130 nm
Tualatin
Banias
90 nm
Dothan
Stealey
Tolapai
Canmore
65 nm
Yonah
Sossaman
NetBurst
180 nm
Willamette
Foster
130 nm
Northwood
Gallatin
Prestonia
90 nm
Tejas and Jayhawk
Prescott
Smithfield
Nocona
Irwindale
Cranford
Potomac
Paxville
65 nm
Cedar Mill
Presler
Dempsey
Tulsa
Core
65 nm
Merom-L
Merom
Conroe-L
Allendale
Conroe
Kentsfield
Woodcrest
Clovertown
Tigerton
45 nm
Penryn
Penryn-QC
Wolfdale
Yorkfield
Wolfdale-DP
Harpertown
Dunnington
Nehalem
45 nm
Auburndale
Beckton (Nehalem-EX)
Bloomfield
Clarksfield
Gainestown (Nehalem-EP)
Havendale
Jasper Forest
Lynnfield
32 nm
Arrandale
Clarkdale
Gulftown (Westmere-EP)
Westmere-EX
Sandy Bridge
32 nm
Sandy Bridge
Sandy Bridge-E
Gladden
22 nm
Ivy Bridge
Ivy Bridge-EP
Ivy Bridge-EX
Haswell
22 nm
Haswell
14 nm
Broadwell
Skylake
14 nm
Skylake
Kaby Lake (Amber Lake)
Coffee Lake (Whiskey Lake)
Cascade Lake
Comet Lake
Cooper Lake
Palm Cove
10 nm
Cannon Lake
Sunny Cove
10 nm
Ice Lake
Willow Cove
14 nm
Rocket Lake
10 nm
Tiger Lake
Sapphire Rapids
Golden Cove
10 nm
Alder Lake
7 nm
Granite Rapids
Redwood Cove
7 nm
Meteor Lake
Atom
Bonnell
Saltwell
45 nm
Silverthorne
Diamondville
Pineview
Lincroft
Tunnel Creek
Stellarton
Sodaville
Groveland
32 nm
Cedarview
Penwell
Cloverview
Berryville
Centerton
Silvermont
Airmont
22 nm
Valleyview
Tangier
Anniedale
14 nm
Cherryview
Goldmont
14 nm
Goldmont
Goldmont Plus
Tremont
10 nm
Tremont
Gracemont
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s