Shō Hashi

Shō Hashi
Quốc vương Lưu Cầu
Quốc vương nhà Shō I thứ 2
Nhiệm kỳ
1422 – 1439
Tiền nhiệmShō Shishō
Kế nhiệmShō Chū
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1371
Nơi sinh
thành Sashiki
Mất
Ngày mất
1 tháng 6, 1439
Nơi mất
Shurijo
An nghỉTenzanryō
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Shō Shishō
Anh chị em
Hirata Ufuya
Hậu duệ
Shō Chū, Shō Kinpuku, Shō Taikyū, Shō Furi
Gia tộcNhà Shō I
Nghề nghiệptầng lớp quý tộc
Quốc tịchVương quốc Lưu Cầu
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Shō Hashi (尚巴志 (Thượng Ba Chí), Shō Hashi? 1371 – 1439) là vua đầu tiên của vương quốc Ryukyu (nay là tỉnh Okinawa, Nhật Bản), sau khi thống nhất 3 vương quốc Chūzan, Hokuzan, và Nanzan. Tên của ông trong tiếng Nhật là "Shō Hashi", còn trong tiếng Trung QuốcShang Bazhi, phiên âm Hán-Việt là Thượng Ba Chí.

Là một anji (lãnh chúa địa phương) của Soshiki Mairi, Ông được coi là một người có tài cầm quyền trong lãnh địa của mình, và là một người nổi bật vào đầu thế kỷ 15. Ông dẫn đầu một cuộc nổi loạn nhỏ chống lại lãnh chúa vùng Azato năm 1402. Sau đó, Hashi lật đổ Vua Bunei của Chūzan năm 1406[1] và đưa cha ông Shō Shishō lên ngôi. Thậm chí khi cha ông lên ngôi, Hashi là người thực sự nắm quyền điều hành cũng như sắp xếp đưa sứ giả đến Nam Kinh để cam đoan với Trung Quốc rằng vương quốc Ryūkyū vẫn tiếp tục triều cống và hợp tác cũng như thắt chặt mối giao hữu. Ông cũng sắp xếp lại phần lớn bộ máy nhà nước để thích hợp hơn với các mô hình của Trung Quốc. Người dân Chūzan cũng nhanh chóng thích nghi với một số nét văn hóa Trung Quốc, và được người Trung Quốc công nhận là đã được văn minh hóa ít nhất là hơn một chút so với trước đó. Hashi cũng giám sát việc mở rộngg và chỉnh trang thành Shuri, và đặt các cột mốc khoảng cách (giống như cây số) trên khắp đất nước lấy mốc chuẩn là Shuri.

Shō Hashi mất năm 1439, ở tuổi 68, là người có công thống nhất Ryūkyū và thiết lập vị trí của nó tuy nhỏ nhưng đầy quyền lực trong khu vực. Sau khi ông qua đời, quần thần chỉ định con thứ hai của ông, Shō Chū lên nối ngôi, và gởi phái viên đến Trung Quốc để xin phê chuẩn việc đăng cơ, và gởi đến Chinh di Đại tướng quân Nhật Bản ở Kyoto và một số vương quốc khác để thông báo sự thay đổi này với tư cách ngoại giao.

Tham khảo

  1. ^ Các nguồn tài liệu có khác nhau đôi chút về thời gian liên quan đến sự kiện này là từ năm 1404 đến năm 1407. Kerr ghi là 1407, trong khi đó Frederic cho là 1404, Smits 1405, và Okinawa rekishi jinmei jiten ghi năm 1406.
  • Frédéric,, Louis (2002). Japan Encyclopedia. Cambridge: Nhà in Đại học Harvard. 10-ISBN 0-674-01753-6; 13-ISBN 978-0-674-01753-5; OCLC 48943301
  • Kerr, George H. and Mitsugu Sakihara. (2000). Okinawa, the History of an Island People: The History of an Island People. Tokyo: Tuttle Publishing. 10-ISBN 0-804-82087-2; 13-ISBN 978-0-804-82087-5
  • Smits, Gregory (1999). Visions of Ryukyu: Identity and Ideology in Early-Modern Thought and Politics. Honolulu: Nhà in Đại học Hawai'i. 10-ISBN 0-824-82037-1; 13-ISBN 978-0-824-82037-4; OCLC 39633631
Tiền nhiệm:
Shō Shishō
Vua của Chūzan
Nhà Sho thứ nhất

1422–1439
Kế nhiệm:
Shō Chū
Tiền nhiệm:
-
Vua của Ryūkyū
1422–1439
Kế nhiệm:
Shō Chū
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Vương triều Thuấn Thiên
Shunten (1187-1237) • Shunbajunki (1238-1248) • Gihon (1249-1259)
Vương triều Anh Tổ
Eiso (1260-1299) • Taisei (1300-1308) • Eiji (1308-1313) • Tamagusuku (1313-1336) • Seii (1336-1349)
Thời đại Tam Sơn
Trung Sơn
Satto (1350-1395) • Bunei (1396-1405?)
Bắc Sơn
Haniji (1322?-1395?) • Min (1396?-1400) • Hananchi (1401-1416)
Nam Sơn
Ofusato (1337?-1396?) • Oueishi (1388-1402?)  • Ououso (1403?-1413?)  • Taromai (1415?-1429)
Nhà Shō I
Shō Shishō (1406-1421) • Shō Hashi (1421-1439) • Shō Chū (1439-1444) • Shō Shitatsu (1444-1449) • Shō Kinpuku (1449-1453) • Shō Taikyū (1453-1460) • Shō Toku (1460-1469)
Nhà Shō II
Shō En (1469-1476) • Shō Sen'i (1477) • Shō Shin (1477-1527) • Shō Sei (1527-1555) • Shō Gen (1556-1572) • Shō Ei (1573-1588) • Shō Nei (1589-1620) • Shō Hō (1621-1640) • Shō Ken (1641-1647) • Shō Shitsu (1648-1668) • Shō Tei (1669-1709) • Shō Eki (1710-1712) • Shō Kei (1713-1752) • Shō Boku (1752-1794) • Shō On (1795-1802) • Shō Sei (1803) • Shō Kō (1804-1834) • Shō Iku (1835-1847) • Shō Tai (1848-1872)