Tâm từ bi

Quan Âm Bồ tát trong Phật giáo Bắc truyền là hiện thân của Tâm từ bi cứu độ chúng sanh

Tâm từ bi hay còn gọi là Bi vô lượng (Karuṇā/करुणा) là một trong Tứ vô lượng trong Phật giáo, là phạm trù tâm thức thứ hai (trong Từ bi hỷ xả) chỉ về lòng trắc ẩn cao thượng, bao trùm đồng đẳng tất cả những chúng sanh đau khổ, bất hạnh trên thế gian, đó là sự động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ tha nhân, là tấm lòng bao dung muốn người người thoát khổ, muốn cho nhân gian đừng sống trong nhân quả nghiệp xấu. Chướng ngại trực tiếp của tâm bi mẫn là tà tâm hại người, tính hung bạo (Hiṃsa) và chướng ngại gián tiếp là sự buồn khổ sầu bi lụy (Domanassa). Trong tiếng Anh, thuật ngữ này thường được dịch là lòng trắc ẩn hoặc lòng thương xót và đôi khi là lòng vị tha hoặc niềm khao khát tâm linh[1]. Trong tiếng Việt thì Karuṇā còn được gọi là lòng từ bi (悲/cíbēi), từ ái, bác ái, từ tâm, nhân từ. Karuṇā là một khái niệm tâm linh quan trọng trong tôn giáo Ấn Độ gồm đạo Hindu, Phật giáo, Đạo SikhKỳ Na giáo (Jainism).

Trong Ấn Độ giáo, thì Karuṇā là một trong những đức tính và phẩm chất cơ bản mà một người khao khát tâm linh được khuyến khích trau dồi đạt thành. Nhiều vị thần Hindu được thần thoại miêu tả là hiện thân của lòng từ bi[2]. Karuṇā thường được gắn kết với các đức hạnh khác như "Maitrī" (Tâm từ/từ tâm/lòng nhân ái) và "Ahimsa" (bất bạo động/bất hại). Cùng với nhau, những đức tính này tạo thành nền tảng của một cuộc sống chân chính và trọn vẹn về mặt tinh thần (làm lành lánh dữ), từ Karuṇā này xuất phát từ tiếng Phạn là Kara[3] có nghĩa là "làm lành", biểu thị một hình thức từ bi dựa trên hành động, thay vì sự thương hại hay nỗi buồn sầu bi lụy khổ liên quan đến từ tương ứng Sadness trong tiếng Anh. Trong thần thoại Ấn Độ giáo, khái niệm "Karuṇā" hay việc làm nhân ái đã ăn sâu vào tâm trí dân gian Ấn Độ và thường được minh họa qua các câu chuyện, các nhân vật và lời dạy của các bậc đạo sư, thánh hiền[4]. Mỗi câu chuyện về thế thân (avatar) về các vị thần Hindu là hiện thân của lòng từ bi thần thánh trong việc làm và hành động như trong tác phẩm Shiva tandava stotra thì thần Shiva được mô tả là Karunavataram với ý nghĩa là sự nhân cách hóa lòng trắc ẩn[5].

Chú thích

  1. ^ Regarding the Sanskrit word, see "karuṇā" in Monier-Williams (1964, tr. 255), where the noun form of the word is defined as "pity, compassion".
     • For the Pali word, see "karuṇā" Lưu trữ 2012-07-11 tại Archive.today in Rhys Davids & Stede (1921–25, tr. 197), where it is defined as "pity, compassion".
     • Contemporary scholars, translators, and interpreters have consistently translated the word as "compassion", not "pity". This can be seen, for instance, in (listed chronologically) Warder (2004, tr. 95), Buddhaghosa (1999, tr. 306ff, Vsm. IX.77ff), Saddhatissa (2003, tr. 3, SN 3.39), Thanissaro (1994, AN 3.65), Salzberg (1995, tr. 102ff), Gethin (1998, tr. 187), and Bodhi (2000, tr. 1325, SN 41.7).
  2. ^ Karuna hinduismpedia [liên kết hỏng]
  3. ^ “What is Karuna? - Definition from Yogapedia”.
  4. ^ “Karuna, Karuṇā, Karuṇa: 44 definitions”. 21 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ Bhandari, N. B. (2022). The Outlook: Journal of English Studies. Outlook, 13, 100-114.

Tham khảo

  • Amaro, Ajahn (29 tháng 7 năm 2016). “Don't Push – Just Use the Weight of Your Own Body”. Amaravati Buddhist Monastery.
  • The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Saṃyutta Nikāya. Bodhi, Bhikku biên dịch. Boston: Wisdom Publications. 2000. ISBN 0-86171-331-1.
  • “Unit 6: The Four Immeasurables”. Buddhist Studies for Secondary Students. Buddha Dharma Education Association & BuddhaNet.
  • Buddhaghosa, Bhadantacariya (1999). The Path of Purification: Visuddhimagga. Ñāṇamoli, Bhikkhu biên dịch. Seattle, Wash.: BPS Pariyatti Editions. ISBN 1-928706-00-2.
  • Buddhagosha, Bhadantacariya (2010) [1956]. Vishudimagga (The Path of Purification) (PDF). Bhikkhu Ñãnamoli biên dịch. Buddhist Publication Society. 2.99. ISBN 978-1928706014.
  • Gethin, Rupert (1998). The Foundations of Buddhism. Oxford: Oxford University Press.
  • Gyatso, Tenzin; Kamalashila (2019). Stages of Meditation. Geshe Lobsang Jordhen; Losang Choephel Ganchenpa; Jeremy Russell biên dịch. Snow Lion Publications.
  • Monier-Williams, Monier (1964) [1899]. A Sanskrit-English Dictionary. London: Oxford University Press. ISBN 0-19-864308-X. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  • Rhys Davids, T.W.; Stede, William biên tập (1921–25). The Pali Text Society's Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  • The Sutta-Nipāta. Saddhatissa, Hammalawa biên dịch. New York: Curzon, London/Humanities Press. 2003 [1985].
  • Salzberg, Sharon (1995). Lovingkindness: The Revolutionary Art of Happiness. Boston: Shambhala Publications. ISBN 1-57062-176-4.
  • Shah, Pravin K. “Nine Tattvas (Principles)”. Jainism Literature Center / Jain Education. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  • Shantideva (2011). The Way of the Bodhisattva (Bodhicharyavatara). Boston: Shambhala.
  • “Kalama Sutta: To the Kalamas”. Access to Insight. Thanissaro, Bhikku biên dịch. 1994. (AN 3.65). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008.
  • “Ayacana Sutta: The Request”. Access to Insight. Thanissaro, Bhikku biên dịch. 1997. (SN 6.1). Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.
  • “Metta Sutta: Good Will (1)”. Access to Insight. Thanissaro, Bhikku biên dịch. 2006. (AN 4.125). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2008.
  • Thera, Nyanaponika (tháng 12 năm 1998). Four Sublime States and The Practice of Loving Kindness, and, The Practice of Loving Kindness (PDF). Ñāṇamoli, Bhikku biên dịch. Buddhist Publication Society. ISBN 9789552401701.
  • Warder, A. K. (2004) [1970]. Indian Buddhism. Delhi: Motilal Banarsidass. ISBN 81-208-1741-9.

Liên kết ngoài

  • “Snying Rje / Karuna”. Dharma Dictionary - RangjungYesheWiki.
  • “karuna shechen: altruisme en action”. — The network of Karuna-Shechen foundations in Europe, North America and Asia is raising funds for humanitarian projects in the Himalayan region.
  • “Compassion and Bodhicitta”. A View on Buddhism. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2009.
Chủ đề Phật giáo